Setup vận hành nhà hàng theo quy trình chuẩn

Setup vận hành nhà hàng theo quy trình chuẩn

    Để nhà hàng đi vào quá trình hoạt động thì không những chỉ cần công thức nấu ăn ngon hay chất lượng phục phụ tốt. Mà cần có quy trình vận hành phù hợp đảm bảo cho nhà hàng hoạt động trơn tru và hiệu quả. Quá trình setup vận hành nhà hàng rất quan trọng. Nó giúp nhà hàng bạn bắt đầu vào quá trình sinh lợi nhuận.

    Setup vận hành giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về con người, vật chất mà bạn đang đầu tư. Đưa ra một quy trình chuẩn giúp bạn nắm bắt được tất cả sự việc diễn ra trong quá trình nhà hàng hoạt động. Khi gặp sự cố xảy ra thì bạn ngay lập tức sẽ tìm được nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết nhanh chóng nhất. Tránh được những thất thoát không đáng có khi bạn không thể bao quát hết được tất cả mọi việc. Do đó quá trình setup vận hành rất quan trọng. Mọi hoạt động kinh doanh muốn đi vào hoạt động đều cần phải có quy trình vận hành riêng phù hợp.

     

    Định nghĩa về quy trình vận hành nhà hàng

    Để các bạn hiểu rõ hơn về quy trình vận hành này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem quy trình vận hành nhà hàng được định nghĩa như thế nào nhé.

    Quy trình vận hành nhà hàng là những nguyên tắc mà các nhân viên làm việc trong nhà hàng cần tuân thủ trong quá trình làm việc. Bạn cũng có thể hiểu quy trình vận hành chỉ đơn giản là lời chào của lễ tân với khách hàng. Hay bạn cũng có thể hiểu là  toàn bộ quá trình từ lúc order đưa vào bếp đến khi ra đồ tại bàn cho khách

    Mỗi nhà hàng đều có một quy trình riêng, phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người ở đó.Sẽ không có một công thức nào chung cho tất cả, nên không thể áp dụng quy trình của nhà hàng này vào nhà hàng khác được. Nó sẽ là quy trình tốt nhất nếu như nó phù hợp với điều kiện của nhà hàng bạn áp dụng.

     

    Quy trình setup vận hành nhà hàng

    Trên thực tế, thì không có một bộ quy chuẩn nào dành cho tất cả các nhà hàng. Tuy nhiên, nó sẽ được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc nhất định.

    Trước giờ mở cửa nhà hàng

    Bước 1: Kiểm tra các thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong ngày

    Tùy thuộc vào từng cơ sở vật chất của mỗi nhà hàng mà sẽ có những thiết bị và nguyên vật liệu cần chuẩn bị khác nhau. Nguyên vật liệu sẽ được bếp trưởng hay người phụ trách kiểm tra và cũng cần được hoàn thiện trước giờ mở cửa.

    Các thiết bị cần phải được kiểm tra xem chúng có hoạt động bình thường không. Hay có một số thiết bị cần phải có thời gian để khởi động. Khi tất cả các thiết bị được kiểm tra đều hoạt động bình thường thì đến việc kiểm tra bàn ghế đã được sắp xếp gọn gàng chưa. Đây chính là một yêu cầu trong quá trình chuẩn bị trước khi mở cửa đón khách.

    Bước 2: Họp giao ban nhân viên

    Ở một số nhà hàng, việc họp nhân viên đầu ngày diễn ra từ 10-15 phút rất được coi trọng. Vì cuộc họp này diễn ra có mục đích điều chỉnh lại về thái độ, tư thế, trang phục cũng như phổ biến các yêu cầu mới của ngày. Ngoài ra, nếu nhà hàng có dịch vụ đặt bàn trước thì đây cũng là thời điểm tốt để thông báo và lên tinh thần làm việc cho cả nhà hàng.

    Trong thời gian mở cửa

    Bước 1: Đón khách

    Đây là thời điểm đầu tiên khách hàng tiếp xúc với nhà hàng. Vì vậy, cần gây được ấn tượng tốt cho khách hàng. Việc lựa chọn lễ tân có ngoại hình ưa nhìn cùng với khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhà hàng tạo được thiện cảm cho khách hàng của mình. Mỗi nhà hàng sẽ xây dựng một bộ nguyên tắc riêng để đón khách, từ câu chào, cách chào cho đến trang phục.

    Bước 2: Gọi đồ

    Công việc gọi đồ là nhiệm vụ của các nhân viên phục vụ bàn. Nhân viên sẽ tư vấn những món ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, nhân viên phục vụ cần nhớ các chuẩn mực về thái độ đối với khách hàng, giọng nói, cách đưa menu, ghi chú order và quy trình đưa đến bếp.

    Bước 3: Phục vụ món ăn

    Nhân viên phục vụ duy trì thái độ ôn hòa, niềm nở với khách hàng, luôn luôn sẵn sàng mỗi khi khách có nhu cầu phục vụ. Như vậy sẽ giúp khách hàng có tâm trạng tốt và dùng bữa có cảm giác ngon hơn.

    Bước 4: Tiễn khách

    Khi khách hàng đã dùng bữa xong, khách hàng thường sẽ đi thanh toán và lấy xe ra về. Nên có nhân viên hỗ trợ khách hàng di chuyển giữa các khu vực. Như vậy sẽ tạo một ấn tượng rất tốt cho khách hàng.  

    Trước khi đóng cửa

    Bước 1: Vệ sinh

    Trước khi nhà hàng đóng cửa, từng bộ phận cần thực hiện kiểm tra và dọn dẹp khu mình làm việc. Mọi thứ đều cần phải được dọn dẹp sạch để chuẩn bị cho ngày tiếp theo.

    Bước 2: Kiểm tra và ghi chú những việc cần làm

    Bước này thường được thực hiện bởi trưởng bộ phận hay quản lý. Họ sẽ phải kiểm tra một lượt tất cả mọi việc trước khi đóng cửa và ghi chú lại những việc cần làm cho ngày mai.

    Tùy thuộc vào tùng điều kiện cũng như con người của nhà hàng mà sẽ có quy trình setup vận hành phù hợp. Có như vậy mới phát huy được hết khả năng về con người và tài chính đầu tư vào đó. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp bạn có được quy trình setup vận hành phù hợp.

    Dịch vụ Khác

    Facebook Gọi điện Gửi tin nhắn Zalo Zalo Liên hệ